Không phải ai cũng biết cúng Táo quân đúng cách
Làm vàng mã kiếm tiền triệu ngày cúng ông Công ông Táo
Thả cá chép tiễn ông Công ông Táo thế nào cho đúng?
Đồ lễ ông Công ông Táo năm nay có gì?
Không cúng sau 12h trưa
Lễ cúng ông Công, ông Táo (Táo quân) cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp để mong cầu các Táo giúp họ giữ “bếp lửa” gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau ngày 23. Lễ cúng ông Công, ông Táo cần phải được tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch để Táo quân kịp lên thiên đình.
Lễ cúng Táo Quân nên được tiến hành trước ngày 23 tháng Chạp
Không đặt mâm lễ dưới bếp
Nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Trong trường hợp không có ban thờ Táo quân riêng thì bạn phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.
Trong khi làm lễ cúng ông Công ông Táo không nên cầu xin tài lộc, sung túc
Có rất nhiều người cúng ông Công, ông Táo không quên xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, sung túc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.
Không được ném cá chép từ trên cao xuống
Cá chép tượng trưng cho thần linh nên các gia đình chỉ thả cá từ từ xuống nước để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, đường ném cá chép xuống sông bởi rất có thể cá sẽ chết. Sau khi thả cá, nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt trong túi, rác, chỗ nước nông không thể bơi đi được.
Nên thả cả nhẹ nhàng xuống hồ để cá có thể sống được
Một số món không nên cúng Táo quân
Có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng ông Công, ông Táo. Chẳng hạn như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó... Cỗ đem cúng phổ biến là làm từ thịt lợn, thịt gà.
Bình luận của bạn